1. Căn cứ pháp lý
– Bộ luật dân sự 2015;
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
– Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
2. Tặng cho quyền sử dụng đất là gì? Điều kiện để việc tặng cho quyền sử dụng đất có hiệu lực?
2.1. Tặng cho quyền sử dụng đất là gì?
Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì:
Tặng cho quyền sử dụng đất là việc chủ sử dụng đất thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp của mình cho một chủ thể khác thông qua hình thức Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
2.2. Điều kiện có hiệu lực của việc tặng cho quyền sử dụng đất.
Việc tặng cho quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp luật khi đáp ứng đủ các điều kiện cụ thể như sau:
– Chủ thể tham gia giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự nguyện thực hiện giao dịch;
– Người tặng cho quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện gồm: Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất không có tranh chấp, không bị kê biên bảo đảm thi hành án và trong thời hạn sử dụng đất;
– Việc tặng cho quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, được công chứng hoặc chứng thực và được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất không có các nội dung giả tạo, vi phạm các điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, không thuộc các trường hợp vô hiệu theo quy định pháp luật.
Lưu ý: Đối với Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất “có điều kiện” thì “điều kiện” được thể hiện trong nội dung Hợp đồng cũng sẽ được coi là một điều kiện bắt buộc để xác định Hợp đồng có hiệu lực pháp luật hay không.
3. Tặng cho quyền sử dụng đất có đòi lại được không?
Ta có thể thấy rằng, để việc tặng cho quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp luật và hợp pháp thì nó phải đáp ứng được tất cả các điều kiện được quy định tại Mục 2.2 nêu trên. Như vậy, nếu như một giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất không đáp ứng được các điều kiện đã được nêu ở trên thì giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất đó sẽ bị coi là vô hiệu và Người tặng cho quyền sử dụng đất có thể đòi lại được quyền sử dụng đất mà mình đã tặng cho.
Việc đòi lại quyền sử dụng đất sẽ được thực hiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo trình tự Tố tụng dân sự.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của chúng tôi. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
—
Công ty Luật TNHH Hùng Phúc
-
- Địa chỉ: Số 89 đường Trần Phú, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc
- Mail: vplshungphuc@gmail.com
- Phòng Pháp luật Đất đai: 0984 62 4444 – 0984 62 4444
- Fanpage: Phapluatdatdai.vn
Mọi vướng mắc cần trợ giúp liên quan đến các thủ tục hành chính đất đai, tranh chấp đất đai, ... Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0984 62 4444 để được tư vấn chi tiết!
Công ty Luật TNHH Hùng Phúc
- Giao dịch mua bán nhà đất bằng giấy viết tay được công nhận trong trường hợp nào?
- Rủi ro cần lưu ý khi mua nhà ở hình thành trong tương lai
- Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai mới nhất
- Người sử dụng đất không có giấy tờ cần chú ý 02 thay đổi lớn khi dự thảo luật đất đai có hiệu lực vào cuối năm nay
- Đất không có sổ đỏ khi bị thu hồi có được bồi thường không?