Xây nhà có tường chung, pháp luật quy định như thế nào?

06/06/2023 14:01
Xây nhà có tường chung, pháp luật quy định như thế nào

Xây nhà có tường chung là một hình thức phổ biến ở thành thị, đặc biệt là các thành phố lớn có mật độ dân cư cao. Pháp luật đất đai hiện nay quy định như thế nào về trường hợp này? Chúng tôi xin được giải đáp cho quý độc giả qua bài viết dưới đây.

1. Thế nào là xây nhà chung tường?

Hình thức nhà tường chung đã xuất hiện từ rất lâu, đặc biệt là ở các thành thị nơi dân cư đông đúc. Nhà tường chung là những ngôi nhà liền kề nhau và có chung một bức tường. Mục đích xây dựng nhà chung tường nhằm giảm bớt chi phí xây dựng cho chủ đầu tư, tiết kiệm thời gian xây dựng, đồng thời tăng tối đa diện tích khi sử dụng. Đây cũng chính là những lý do mà các cá nhân, hộ gia đình hay lựa chọn hình thức nhà tường chung.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích nêu trên, việc xây nhà có tường chung cũng gặp một số rủi ro như: Nền móng của ngôi nhà bị ảnh hưởng, có thể gây ra tình trạng sụt, lở móng…; gặp nhiều khó khăn trong việc mua bán, sang nhượng nhà lại cho người khác, gây ra nhiều thủ tục phức tạp…; trong nhiều trường hợp xây nhà dễ xảy ra tranh chấp…

Xây nhà có tường chung, pháp luật quy định như thế nào
Xây nhà có tường chung, pháp luật quy định như thế nào

2. Sử dụng tường chung như thế nào cho đúng luật?

Điều 176 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản như sau:

– Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

– Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thoả thuận với nhau về việc xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản, những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể;

– Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Trường hợp chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

– Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.

– Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Khi xây, sử dụng nhà có tường chung, các cá nhân, hộ gia đình cần lưu ý những nguyên tắc nêu trên để tránh xảy ra tranh chấp về sau.

3. Xây nhà có tường chung có được tháo dỡ không?

Trường hợp mốc giới ngăn cách là tường chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới có thể coi là sở hữu chung nếu được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu.

Đặc biệt, đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường hay dỡ bỏ, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.

Như vậy, khi xây nhà có tường chung, cá nhân, hộ gia đình không có quyền đục lỗ, trổ cửa sổ hay tháo dỡ nếu không được chủ sở hữu – người tạo nên đồng ý.

Mọi vướng mắc cần trợ giúp liên quan đến các thủ tục hành chính đất đai, tranh chấp đất đai, ... Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0984 62 4444 để được tư vấn chi tiết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *