Khi nhà nước thu hồi đất thì một trong số các vấn đề mà chủ sử dụng đất có đất bị thu hồi quan tâm nhất đó là mức bồi thường. Tuy nhiên, không phải trong tất cả các trường hợp mức bồi thường đều thỏa đáng theo mong muốn của người dân. Khi không đồng ý với mức bồi thường mà cơ quan chức năng hoặc đơn vị chịu trách nhiệm bồi thường đưa ra, người dân cần làm gì? Cùng Luật Hùng Phúc tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây?
1. Trường hợp nào được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi?
Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất thu hồi cho người có đất thu hồi. Đây là một trong những biện pháp của Nhà nước nhằm bù đắp tổn thất cho người dân khi có đất bị thu hồi. Do đó, việc bồi thường cần minh bạch, khách quan và đảm bảo quyền lợi cả hai bên.
Tại khoản 1 Điều 95 Luật Đất Đai năm 2024 quy định các trường hợp được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng bao gồm:
(1) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hằng năm;
(2) Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là chùa, đình, đền, miếu, am, nhà thờ họ, công trình tín ngưỡng khác; đất nông nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 178 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng;
(3) Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này;
(4) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được Nhà nước cho phép hoạt động đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê; không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 trở về sau;
(5) Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
(6) Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
(7) Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
(8) Tổ chức kinh tế, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
Tuy nhiên, để được bồi thường về đất thì cá nhân, hộ gia đình cần đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có Giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng).
+ Có quyết định giao đất hoặc quyết định cho thuê đất hoặc quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
+ Có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất làm căn cứ để cấp Giấy chứng nhận.
+ Nhận chuyển quyền sử dụng đất từ người có quyền sử dụng đất hợp pháp nhưng chưa hoàn thành thủ tục đăng ký đất đai.
+ Được sử dụng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất mà người trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

2. Đền bù không thỏa đáng, người dân có quyền từ chối giao đất không?
Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh và thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ giao đất và không có quyền thỏa thuận giá bồi thường.
Theo đó, Nhà nước quyết định giá bồi thường về đất theo giá đất cụ thể dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai và áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp.
Căn cứ khoản 6 Điều 87 Luật Đất đai 2024 trong trường hợp người dân không đồng ý phương án bồi thường đã được phê duyệt thì:
Trước hết, UBND cấp xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tại địa phương có đất thu hồi và bên có nhiệm vụ bồi thường sẽ tiến hành việc vận động và thuyết phục để người dân đồng thuận chấp hành việc thu hồi.
Nếu việc vận động, thuyết phục không có kết quả thì UBND cấp có thẩm quyền thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.
Như vậy, dù người dân không đồng ý phương án bồi thường nhưng khi có căn cứ thu hồi theo quy định pháp luật và đã tiến hành việc vận động thuyết phục người dân chấp hành mà không có kết quả thì Nhà nước vẫn có quyền tổ chức cưỡng chế thu hồi đất.
3. Trường hợp bồi thường đất không thỏa đáng, người dân cần làm gì?
Theo quy định của pháp luật, nếu người dân không đồng ý với mức bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất thì người dân có thể thực hiện một trong số các biện pháp sau để đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Cụ thể:
3.1. Đề nghị thương lượng, đàm phán lại
Người dân có quyền yêu cầu cơ quan chức năng hoặc đơn vị chịu trách nhiệm bồi thường tổ chức một buổi thương lượng, đàm phán để xem xét lại mức bồi thường. Đây là cơ hội để cả hai bên trình bày quan điểm và đưa ra giải pháp thỏa đáng hơn. Việc thương lượng có thể dựa trên các chứng cứ cụ thể về giá trị tài sản, đất đai, hoặc mức thiệt hại thực tế.
3.2. Khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền
Theo Luật Khiếu nại của Việt Nam, nếu không đồng ý với quyết định bồi thường, người dân có thể làm đơn khiếu nại gửi đến cơ quan đã ban hành quyết định bồi thường (thường là Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tỉnh). Khiếu nại cần nêu rõ lý do không đồng ý và yêu cầu xem xét lại mức bồi thường. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thụ lý và xem xét lại vụ việc, ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại, người dân có thể tiếp tục khiếu nại lên cơ quan cấp cao hơn.
3.3. Khởi kiện ra Tòa án
Nếu quá trình thương lượng hoặc khiếu nại không mang lại kết quả mong muốn, người dân có thể khởi kiện hành chính ra Tòa án nhân dân. Khi khởi kiện, tòa án sẽ xem xét lại quyết định bồi thường và quyết định tính hợp pháp của mức bồi thường dựa trên các căn cứ pháp lý và thực tế. Đây là biện pháp cuối cùng để bảo vệ quyền lợi nếu các biện pháp hành chính không mang lại hiệu quả.
4. LUẬT SƯ TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI
Luật Hùng Phúc mang đến Dịch Vụ Luật Sư Tư Vấn Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai được thực hiện bởi đội ngũ Luật sư am hiểu và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Pháp luật Đất đai.
Tư vấn – Giải quyết – Đại diện tham các vụ việc tranh chấp liên quan đến đất đai bao gồm:
– Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất như: chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tặng cho quyền sử dung đất…Tranh chấp do lấn chiếm đất đai;
– Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất;
– Tranh chấp tài sản gắn liền với đất;
– Tranh chấp đất đai về mốc giới, ranh giới đất đai, lối đi chung, nhà ở;
– Tranh chấp về bồi thường, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, có tài sản trên đất;
Với đội ngũ Luật sư có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và tử tế, Luật Hùng Phúc cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ pháp lý xuất sắc nhất. Để làm được điều đó, chúng tôi luôn lấy khách hàng làm trung tâm để tư vấn, đưa ra phương án giải quyết có lợi nhất cho khách hàng, chỉ tiếp nhận các vụ việc/vụ án có khả năng thực hiện và tuyệt đối tuân thủ pháp luật.
Mọi vướng mắc cần trợ giúp liên quan đến các thủ tục hành chính đất đai, tranh chấp đất đai, ... Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0984 62 4444 để được tư vấn chi tiết!
Công ty Luật TNHH Hùng Phúc