Các giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

21/12/2023 14:06
Các giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thông thường, khi thực hiện các giao dịch liên quan đến nhà ở cần phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ.

1. Những giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có GCNQSDĐ, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Theo quy định tại khoản 2 Điều 118 Luật Nhà ở 2014, giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm:

(1) Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;

(2) Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;

(3) Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

Mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; Bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 Luật Nhà ở 2014;

(4) Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;

(5) Nhận thừa kế nhà ở;

(6) Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

Các giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Các giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2. Giao dịch về nhà ở được thực hiện theo các hình thức nào?

Các hình thức giao dịch về nhà ở được quy định tại Điều 117 Luật Nhà ở 2014, giao dịch về nhà ở được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:

– Mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở,

– Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại,

– Tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ và ủy quyền quản lý nhà ở.

3. Cá nhân cho thuê, mua nhà ở cần đáp ứng những điều kiện gì?

Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở được quy định tại Điều 119 Luật Nhà ở 2014 như sau:

“Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở

Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có điều kiện sau đây:

a) Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

b) Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

…”

Như vậy, cá nhân cho thuê, cho thuê mua nhà ở phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về các trường hợp thực hiện giao dịch về nhà ở không cần phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà và tài sản gắn liền với đất.

Mọi vướng mắc cần trợ giúp liên quan đến các thủ tục hành chính đất đai, tranh chấp đất đai, ... Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0984 62 4444 để được tư vấn chi tiết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *