Câu hỏi: Chào luật sư, gia đình tôi có một thửa đất trồng lúa từ thời ông bà để lại, hiện nay gia đình tôi không có nhu cầu sử dụng vào mục đích trồng lúa nữa nên chúng tôi đã đào ao thả cá. Như vậy có vi phạm pháp luật không? Mong luật sư giải đáp.
1. Đào ao thả cá trên đất trồng lúa
Theo Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP, đất trồng lúa là đất có đủ các điều kiện phù hợp để phục vụ cho việc trồng lúa. Đất trồng lúa gồm:
– Đất chuyên trồng lúa nước: Là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm.
– Đất trồng lúa khác: Gồm đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương. Trong đó, đất trồng lúa nước còn lại là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm.
Theo đó, đất trồng lúa được sử dụng vào mục đích trồng lúa nước, lúa nương, lúa nước còn lại. Trường hợp người sử dụng đất trồng lúa để trồng cây lâu năm, trồng rừng hay nuôi trồng thủy sản, làm muối,… mà chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì được xác định là sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích.
Như vậy, việc gia đình bạn đào ao thả cá được xác định là sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích. Đây là hành vi vi phạm pháp luật.
2. Đất trồng lúa đào ao thả cá không xin phép bị xử phạt như thế nào?
Khoản 1 Điều 6 Nghị định 35/2015/NĐ-CP cũng nêu rõ, người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích thì bị coi là hành vi vi phạm pháp luật đất đai và sẽ bị xử lý theo quy định.
Theo đó, Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi sử dụng đất trồng lúa để đào ao thả cá không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép như sau:
Diện tích đất sử dụng sai mục đích | Mức phạt (Triệu đồng) |
Dưới 0,1 hecta | 03 – 05 |
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta | 05 – 10 |
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta | 10 – 20 |
Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta | 20 – 30 |
Từ 03 héc ta trở lên | 30 – 70 |
Lưu ý:
– Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, mức phạt đối với tổ chức vi phạm bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân có cùng hành vi.
– Mức phạt trên áp dụng đối với khu vực nông thôn, tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt.
Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn phải buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả sau:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Mọi vướng mắc cần trợ giúp liên quan đến các thủ tục hành chính đất đai, tranh chấp đất đai, ... Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0984 62 4444 để được tư vấn chi tiết!
Công ty Luật TNHH Hùng Phúc
- Bản đồ địa chính là gì? Các nội dung chính trên bản đồ địa chính
- Các trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm và trả tiền một lần theo Luật mới
- Những điều cần lưu ý về đăng ký biến động đất đai 2023
- Luật Đất đai 2024: Mở rộng quyền mua đất cho Việt Kiều
- Vì sao người dân nên đổi sổ đỏ theo mẫu mới từ 01/8/2024