Vì nhiều lý do, di sản thừa kế là đất không có giấy tờ hiện nay vẫn khá phổ biến. Câu hỏi được đặt ra là có được phép thừa kế đất không có giấy tờ hay không? Điều kiện và thủ tục thực hiện như thế nào?
1. Nhận thừa kế đất không có giấy tờ có được không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013, thời điểm để được nhận tài sản thừa kế đất đai là:
- Thời điểm thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận/sổ đỏ;
- Hoặc thời điểm được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện cấp sổ đỏ nhưng chưa được cấp (thường cơ quan thực hiện xác nhận là văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất);
Đối với trường hợp đất không có sổ đỏ, để được nhận thừa kế tài sản hợp pháp, người thừa kế có thể thực hiện theo các bước sau đây:
Trường hợp đủ điều kiện để cấp sổ đỏ nhưng chưa được cấp | Các trường hợp còn lại | |
Bước 1: | Xin xác nhận tại cơ quan có thẩm quyền về việc đủ điều kiện cấp sổ đỏ mà chưa được cấp | – Những người nhận tài sản thừa kế lập văn bản thỏa thuận cử 1 người đại diện thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ và đứng tên trên sổ;
– Chuẩn bị hồ sơ xin cấp sổ đỏ lần đầu và thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu theo quy định pháp luật; |
Bước 2: Lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản/ khai nhận di sản thừa kế | – Thực hiện thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc khai nhận di sản thừa kế theo quy định pháp luật;
– Thủ tục này được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng (phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng) hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất;
– Hồ sơ cần chuẩn bị:
· Giấy tờ xác nhận đủ điều kiện được cấp sổ đỏ nhưng chưa được cấp hoặc sổ đỏ đã được cấp; · Giấy chứng tử/trích lục khai tử của người mất; · Giấy khai sinh của các cá nhân được hưởng thừa kế cùng giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp · Giấy tờ chứng minh không còn những người thừa kế khác cùng hàng khác (nếu họ đã mất trước người để lại di sản thừa kế hoặc từ chối nhận di sản); · Văn bản ủy quyền (nếu có); · Văn bản từ chối nhận di sản (nếu có); · Các giấy tờ hợp pháp khác theo yêu cầu của công chứng viên hoặc người có thẩm quyền ký chứng thực văn bản nhận thừa kế tài sản; · Hồ sơ tách thửa (nếu việc nhận thừa kế thực hiện cùng với thủ tục tách thửa); |
|
Bước 3: Đăng ký biến động/ sang tên tài sản thừa kế | Việc đăng ký biến động được thực hiện tại văn phòng đăng ký đất đai nếu người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân.
Hồ sơ cần chuẩn bị trong bước này gồm:
– Đơn đăng ký biến động đất đai, mẫu 09/ĐK được những người nhận thừa kế kê khai đầy đủ; – Toàn bộ hồ sơ đã lập, ký và được chuẩn bị tại bước 2; – Tờ khai thuế thu nhập cá nhân; – Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (mẫu 04/TK-SDDPNN); – Sau khi đã nộp đầy đủ hồ sơ, người dân nhận phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận;
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện các công việc chuyên môn để đăng ký biến động/sang tên; |
|
Bước 4: Nhận kết quả | Người thừa kế nhận kết quả là sổ đỏ đã mang tên mình sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo thông báo nhận được. |
2. Lập di chúc đối với thửa đất không có giấy tờ
Lập di chúc là một trong những hình thức thừa kế được quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015.
Lập di chúc đối với đất không có giấy tờ là việc người sử dụng đất lập di chúc cho phần diện tích đất không có một trong những giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP.
Theo đó, thông qua di chúc, người có tài sản được quyền định đoạt tài sản này cho những ai, cho bao nhiêu, không cho ai…
Căn cứ quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, việc lập di chúc được thực hiện khi thửa đất đã được cấp sổ đỏ, cụ thể:
Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
- Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
- a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
- b) Đất không có tranh chấp;
- c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- d) Trong thời hạn sử dụng đất.
…
Có thể thấy, người sử dụng đất mà chưa được cấp sổ đỏ thì không được quyền lập di chúc để lại tài sản thừa kế là nhà đất của mình cho người khác.
Do đó: Pháp luật đất đai quy định điều kiện được di chúc thừa kế đất đai là đất phải có sổ đỏ.
Xem thêm: Điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu mới nhất 2022
Như vậy, để được nhận thừa kế đất không có giấy tờ thì thửa đất đó phải thuộc trường hợp đủ điều kiện để cấp sổ đỏ nhưng chưa được cấp hoặc đã được cấp. Thông thường, việc chia thừa kế đối với thửa đất không có sổ đỏ được thực hiện theo các bước nêu trên, tuy nhiên tùy thuộc vào hoàn cảnh và tình trạng thực tế của thửa đất thì thủ tục có thể thay đổi. Người dân có nhu cầu giải đáp thắc mắc, hỗ trợ thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế là đất không có giấy tờ vui lòng liên hệ Hotline: 0984 62 4444
Mọi vướng mắc cần trợ giúp liên quan đến các thủ tục hành chính đất đai, tranh chấp đất đai, ... Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0984 62 4444 để được tư vấn chi tiết!
Công ty Luật TNHH Hùng Phúc