Phân biệt thu hồi đất và trưng dụng đất

28/07/2022 11:08
PhÂn BiỆt Thu HỒi ĐẤt VÀ TrƯng DỤng ĐẤt

Thu hồi đất và trưng dụng đất là hai thuật ngữ hoàn toàn riêng biệt, tuy nhiện hiện nay rất nhiều người nhầm lẫn, hiểu sai hai thuật ngữ này. Cùng Luật Hùng Phúc tìm hiểu, phân biệt hai khái niệm này qua bài viết dưới đây.

*Điểm giống nhau: Thu hồi đất và trưng dụng đất đều là việc Nhà nước “lấy lại” đất nhưng có sự khác nhau trong hai trường hợp này.

*Điểm khác nhau:

Tiêu chí so sánh Thu hồi đất Trưng dụng đất
Căn cứ pháp lý – Luật đất đai 2013;

– Nghị định 43/2014/NĐ-CP;

– Nghị định 47/2014/NĐ-CP.

– Luật đất đai 2013;

– Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008;

– Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Khái niệm Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013). Trưng dụng đất là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
Mục đích, căn cứ thu hồi – Thu hồi đất theo nhu cầu của Nhà nước (bảo đảm an ninh, quốc phòng; phát triển kinh tế, xã hội…)

– Thu hồi đương nhiên (do hết thời hạn sử dụng đất, do chủ sở hữu tự nguyện trả đất. do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người… )

– Do vi phạm pháp luật về đất đai ( sử dụng đất trái pháp luật, lấn chiếm đất, …)

(Theo khoản 1 Điều 16 Luật Đất Đai 2013)

Trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
Cách thức thực hiện Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hành chính bằng văn bản Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hành chính bằng văn bản (hoặc lời nói trong trường hợp khẩn cấp nhưng phải viết giấy xác nhận việc quyết định)
Thẩm quyền thực hiện – Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

– Ủy ban nhân dân cấp huyện;

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp huyện trong một số trường hợp cụ thể.

– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất, quyết định gia hạn trưng dụng đất.

– Người có thẩm quyền trưng dụng đất không được phân cấp thẩm quyền cho người khác.

(Khoản 3 Điều 72 Luật Đất đai 2013)

Thời điểm có hiệu lực Được quy định trong quyết định Quyết định trưng dụng đất có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ban hành.
Thời hạn Vô thời hạn – Thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành.

– Trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

– Trường hợp hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày.

Đền bù – Có thể có đền bù hoặc không;

 

– Những trường hợp không được đền bù quy định tại điều 45 Luật Đất Đai

Nếu gây ra thiệt hại sẽ được đền bù.
Hậu quả pháp lý Chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng. Không làm chấm dứt quyền sử dụng đất, người bị trưng dụng sẽ được nhận lại quyền khi hết thời hạn trưng dụng.

 

Trên đây là cách phân biệt thu hồi đất và trưng dụng đất. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0984 62 4444 để được tư vấn chi tiết

Mọi vướng mắc cần trợ giúp liên quan đến các thủ tục hành chính đất đai, tranh chấp đất đai, ... Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0984 62 4444 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *