Đất rừng sản xuất được trồng các loại cây nào?

29/03/2023 14:40
Dat Rung San Xuat Duoc Trong Cac Loai Cay Nao 6021

Đất rừng sản xuất là một trong các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, được sử dụng chủ yếu vào mục đích nông, lâm,… Vậy các loại cây nào được phép trồng trên loại đất này? Cây ăn quả có trồng được không? Cùng Luật Hùng Phúc giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Định nghĩa đất rừng sản xuất

Đất rừng sản xuất là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp và có ký hiệu là RSX. Căn cứ Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, theo thống kê, kiểm kê đối với đất đang có rừng và đất đang được sử dụng để phát triển rừng thì đất rừng sản xuất chủ yếu phục vụ cho các mục đích:

– Cung cấp lâm sản;

– Sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp;

– Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

– Cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Cũng theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, đất rừng sản xuất bao gồm:

– Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên (RSN);

– Đất có rừng sản xuất là rừng trồng (RST);

– Đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng sản xuất (RSM).\

Dat Rung San Xuat Duoc Trong Cac Loai Cay Nao 6021
Đất rừng sản xuất được trồng các loại cây nào?

2. Đất rừng sản xuất được trồng cây gì?

Đất rừng sản xuất được dùng chủ yếu vào mục đích sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp; du lịch, nghỉ dưỡng,… Cụ thể:

– Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm:

  • Đất có rừng sản xuất đạt tiêu chuẩn rừng tự nhiên, có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung;
  • Diện tích có các công trình: Vườn ươm; đường lâm nghiệp; khu nghiên cứu thực nghiệm; công trình phòng trừ sâu bệnh hại rừng; các công trình phục vụ cho phòng chống cháy rừng như: đường ranh cản lửa, chòi canh lửa rừng, kênh, mương, bể chứa nước…

– Đất có rừng sản xuất là rừng trồng gồm:

  • Đất có rừng sản xuất đạt tiêu chuẩn rừng trồng, được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng, cải tạo rừng tự nhiên, trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng;
  • Diện tích có các công trình: Vườn ươm; đường lâm nghiệp; khu nghiên cứu thực nghiệm; công trình phòng trừ sâu bệnh hại rừng.

– Đất đang được sử dụng để phát triển rừng sản xuất: Diện tích đất đã được giao, cho thuê sử dụng vào mục đích rừng sản xuất và đã, đang được trồng rừng hoặc đang trong giai đoạn khoanh nuôi tái sinh tự nhiên hoặc khoanh nuôi tái sinh có kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp.

Căn cứ theo các quy định nêu trên, có thể thấy, loại cây được trồng trên đất rừng sản xuất là các loại cây lấy gỗ, lâm sản, đặc sản rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.

Ví dụ: Cây bạch đàn, cây keo lá tràm, các cây lấy gỗ (cây gõ sưa, cây gỗ cẩm lai, gỗ mường đen);…

3. Cây ăn quả có được trồng trên đất rừng sản xuất không?

Cây ăn quả là loại cây dùng để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như: Cây bưởi, mận, mơ, cam, chôm chôm, măng cụt, vải, xoài, nhãn, sầu riêng… Cây ăn quả thường được trồng trên đất trồng cây lâu năm là loại đất trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm.

Mặt khác, theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 30 Nghị định 156/2018/NĐ-CP, đối với đất chưa có rừng được trồng xen cây nông nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả với cây rừng trên diện tích được giao, được thuê.

Trong đó lưu ý, không được chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trên diện tích mới trồng rừng, đang trong thời kỳ chăm sóc rừng trồng;

Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên, cây ăn quả là loại cây trồng trên đất trồng cây lâu năm. Trường hợp sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng sản xuất đối với đất chưa có rừng thì được phép trồng xen cây ăn quả với cây rừng trên diện tích được giao, được thuê. Do đó, ngoài trường này ra thì không được phép trồng cây ăn quả trên đất rừng sản xuất.

Khi có nhu cầu trồng cây ăn quả, người sử dụng đất cần làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp (điểm c khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013). Tuy nhiên, việc chuyển mục đích sử dụng phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện/tỉnh cho phép.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết. Mọi vướng mắc cần giải đáp liên quan đến thủ tục hành chính đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai,… vui lòng liên hệ Hotline: 0984 62 4444 để được tư vấn trực tiếp và chuyên sâu.

Mọi vướng mắc cần trợ giúp liên quan đến các thủ tục hành chính đất đai, tranh chấp đất đai, ... Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0984 62 4444 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *