Điều kiện Tách thửa, Hợp thửa đất mới nhất

17/03/2022 10:34
Dieu Kien Tach Thua Hop Thua Dat Moi Nhat 4605

Hiện nay, vấn đề hợp thửa đất và tách thửa đất được rất nhiều người sử dụng đất quan tâm. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ những quy định liên quan đến điều kiện hợp, tách thửa đất. Vậy để có thể hợp, tách thửa đất thì người sử dụng đất cần đáp ứng những điều kiện gì?

If I move out, does my ex get to keep the house?

Căn cứ pháp lý:

  • Luật đất đai năm 2013
  • Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính
  • Nghị định 01/2017/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai.
  • Quyết định 28/2016/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của bản quy định về giao đất xây dựng nhà ở, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận diện tích đất ở và diện tích chia, tách thửa đất ở tối thiểu; hạn mức giao đất trồng đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân trên đại bàn tỉnh Vĩnh Phúc ban hành kèm theo quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 15/9/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

1. Điều kiện hợp thửa đất

Hợp thửa đất là gộp các quyền sử dụng đối với các thửa đất liền kề của một chủ sở hữu thành một quyền sử dụng đất chung cho các thửa đất.

Điều kiện hợp thửa:

  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để đưuọc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100, Điều 101 Luật đất đai năm 2013.
  • Việc hợp thửa đất chỉ thực hiện đối với các thửa đất có cùng mục đích sử dụng.

Theo điểm 2.3 a Khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMM quy định: “Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai”. Như vậy, nếu các thửa đất không cùng mục đích sử dụng thì phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật.

  • Các thửa đất phải liền kề nhau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật đất đai năm 2013, thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Như vậy, khi hợp các thửa đất thành một thửa thì thửa đất hình thành sau khi hợp phải được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc mô tả trên hồ sơ. Và để có được thửa đất như vậy thì bắt buộc các thửa đất muốn hợp thửa phải liền kề nhau.

  • Phần diện tích thửa đất sau khi hợp lại không được vượt quá hạn mức cho phép theo quy định. Nếu nằm ngoài hạn mức, người sử dụng đất sẽ bị hạn chế quyền lợi hoặc không được áp dụng các chế độ miễn giảm theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện tách thửa đất

Tách thửa là việc phân chia quyền sở hữu đất đai từ một đối tượng sở hữu sang nhiều đối tượng sở hữu khác nhau.

Điều kiện bao gồm:

  • Phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xin giấy chứng nhận sau đó mới thực hiện việc tách thửa.
  • Đáp ứng được về hạn mức, diện tích tối thiểu để tách thửa. Theo đó, khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa như sau: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.”

Ví dụ như: diện tích tối thiểu để được tách thửa trên địa bàn tỉnh vĩnh Phúc là ba mươi (30) mét vuông (Căn cứ: quyết định 28/2016/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Phúc).

Như vậy, khi tách thửa cần đảm bảo yêu cầu về diện tích tối thiểu, không quy định về điều kiện được tách thửa là đất thuộc quy hoạch.    Lưu ý: tại khoản 2,3 Điều 49 Luật đất đai 2013 liên quan tới việc sử dụng đất khi có quy hoạch sử dụng đất. theo đó, nếu như đất đang nằm trong quy hoạch hàng năm thì chủ sở hữu sẽ bị hạn chế về quyền sử dụng đất. Nhưng nếu đã có quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có kế hoạch sử dụng hằng năm và cơ quan nhà nước vẫn không có thông báo hoặc quyết định thu hồi phần diện tích này thì chủ sở hữu vẫn thực hiện các quyền của người sử dụng đất bao gồm cả tách thửa đất.

  • Bản thân cá nhân muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bắt buộc phải có nhân khẩu thường trú tại địa phương và có căn cứ sử dụng đất ổn định từ trước đến nay và không có tranh chấp đất đai.

 

Mọi vướng mắc cần trợ giúp liên quan đến các thủ tục hành chính đất đai, tranh chấp đất đai, ... Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0984 62 4444 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *